您现在的位置是:Thế giới >>正文
Nhận định, soi kèo St.Gilloise vs Club Brugge, 23h30 ngày 27/4: Lợi thế cho Genk
Thế giới75人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 27/04/2025 05:25 Nhận định bó ...
Tags:
相关文章
Đại sứ quán Áo chọn VinFast Lux A2.0 làm xe công vụ
Thế giớiVinFast Lux A2.0 là chiếc xe mới được ĐSQ Áo tại Việt Nam mua để phục vụ công việc và đây là cơ quan ngoại giao cấp quốc gia đầu tiên mua và sử dụng chiếc ô tô do người Việt sản xuất. Đây là điều đáng tự hào với một hãng xe trẻ như VinFast, bởi các ĐSQ vốn kĩ tính và cực kì chặt chẽ khi chọn phương tiện đi lại. Theo TS. Trần Tuấn Linh, một cựu chuyên viên làm việc lâu năm trong ngành ngoại giao, do đặc thù công việc, văn phòng các ĐSQ, lãnh sự quán nói chung khi chọn mua ô tô đều coi trọng tiêu chuẩn an toàn và khả năng vận hành của chiếc xe.
Các tiêu chí này có lẽ không làm khó VinFast Lux A2.0, bởi ô tô thương hiệu Việt lấy nền tảng (platform) BMW vốn nổi tiếng ổn định, đầm chắc. Chiếc sedan hạng E này được người dùng khen ngợi về tính chống ồn cao và động cơ tăng áp được tinh chỉnh từ động cơ BMW, mang tới độ vọt tốt. Đặc biệt, mức độ an toàn của VinFast Lux A2.0 đã được Chương trình đánh giá xe mới uy tín bậc nhất ASEAN NCAP đánh giá 5 sao, đáp ứng đủ tiêu chuẩn của các cơ quan ngoại giao.
Đại sứ quán Áo là cơ quan ngoại giao tiên phong sử dụng xe VinFast làm xe công vụ. Tuy nhiên, các ĐSQ thường lựa chọn xe nhập khẩu bởi các chính sách liên quan đến ưu đãi thuế. Theo quy định, các cơ quan đại diện ngoại giaocó trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; được tạm nhập khẩu, miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng xe ôtô, xe gắn máy. Do đó, nếu mua xe nhập theo chủng loại được quy định cụ thể, ĐSQ có thể sở hữu một chiếc xe sang có thương hiệu mạnh với chi phí tốt hơn nhiều khi mua xe tại Việt Nam.
Đặc biệt, cũng theo vị này, các cơ quan ngoại giao luôn có nguyên tắc bất thành văn trong việc dành ưu tiên số 1 chocác dòng xe xuất xứ từ nước mình. Đó không đơn giản chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là sản phẩm thể hiện nhiều giá trị truyền thống và hình ảnh của riêng từng quốc gia.
Với phần còn lại, tức là nhữngquốc giakhông có các hãng ô tô bản địa (như Áo), mức độ ưu tiên bao giờ cũng là những chiếc ô tô xuất xứ từ nơi liên quan mật thiết tới nước họ. Đó là lí do nhiều nước ở châu Âu không có nền công nghiệp ô tô của riêng mình nhưng sẽ chọn những chiếc xe đến từ những nước cùng sử dụng đồng euro. Thông thường, các dòng xe sang của Đức là Mercedes, BMW sẽ được chọn bởi đáp ứng được tất cả các tiêu chí cần có.
Vì thế, việc ĐSQ Áo chọn ô tô thương hiệu Việt VinFastmà không theo thông lệ truyền thống có thể nói là điều khá bất ngờ. "Điều ấy chứng tỏ những chiếc xe VinFast được đặt ngang hàng với những chiếc xe hàng đầu thế giới, thậm chí có thể khiến người mua thay đổi những quan niệm cũ", vị cựu chuyên viên ngoại giaonhận định.
Một nguồn tin đáng tin cậy tiết lộ,sau khi nhận xe, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Áo tại Việt Nam Thomas Schuller Gotzburg đã gửi một bức thư ngắn tới VinFast để cảm ơn, trong đó bày tỏlí do cho quyết định của cơ quan này. "Đại sứ quán Áo chọn VinFast Lux A2.0 vì chất lượng cao và thiết kế hiện đại", vị đại sứ nêu rõ.
Trước đó, xe VinFast cũng từng được sử dụng để đưa đón nguyên thủ, lãnh đạo các quốc gia trong các sự kiện ngoại giao quan trọng như Hội nghị cấp cao ASEAN 2020. Ông cũng tỏ ra hài lòng với "đội ngũ nhân viên và dịch vụ chuyên nghiệp"đã giúp Đại sứ quán Áo nhận xe nhanh chóng và không có bất kì sự cố nào.
Theo TS. Trần Tuấn Linh, những chiếc xe ngoại giao cắm lá cờ đỏ, trắng của nước Áo có thể chỉ là khởi đầu của VinFast. "Trên đường phố Việt Nam, chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều chiếc VinFast với những lá cờ của các quốc gia khác nhau. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu khi ô tô thương hiệu Việt đã được một cơ quan ngoại giao như ĐSQ Áo tin tưởng và tiên phong sử dụng làm xe công vụ", ông nói.
Minh Tuấn
">...
【Thế giới】
阅读更多Chặt cây cổ thụ tươi tốt, trường học ở Nghệ An bị kiểm điểm
Thế giớiXEM CLIP: Cây xà cừ cổ thụ ở Trường THPT Nghi Lộc 2 bị đốn hạ Trao đổi với PV VietNamNet, ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho biết, Sở đã có văn bản yêu cầu các trường tỉa cành nhằm đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão. Hiện, chỉ có 2 cây phượng ở trường Mầm non Hoa Sen (đường Lê Hồng Phong, TP Vinh) trong diện phải chặt bỏ vì cây già cỗi, mục rỗng.
Tuy nhiên, trường THPT Nghi Lộc 2 (huyện Nghi Lộc) lại cho chặt cây chứ không phải tỉa cành.
"Hiện đoàn thanh tra đang xuống làm việc. Ai sai phạm đến đâu tôi sẽ cho xử lý kỷ luật nghiêm và có biện pháp chấn chỉnh trong toàn ngành" - ông Thành thông tin.
2 cây phượng ở Trường Mầm non Hoa Sen bị chặt bỏ ...và thay thế bằng 2 cây mới không có một chiếc lá che mát Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại hình ảnh 2 cây xà cừ lâu năm tại Trường THPT Nghi Lộc 2 (huyện Nghi Lộc) bị chặt hết cành, chỉ còn thơ lơ ít lá và 1 cây bị chặt hạ khiến không ít phụ huynh băn khoăn.
Theo một số người dân, những cây xà cừ này được trồng những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước nên đường kính lớn và gỗ rất có giá trị.
Cây xà cừ hơn 40 năm tuổi tại Trường THPT Nghi Lộc 2 bị cắt tỉa Gỗ cây xà cừ bị chặt được tập kết trong khuôn viên Trường THPT Nghi Lộc 2 Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết, qua kiểm tra cho thấy ở Trường THPT Nghi Lộc 2 có 3 cây xà cừ, trong đó nhà trường cho tỉa cành 2 cây hơi "quá", còn 1 cây bị chặt do cho rằng cây bị hỏng.
Tuy nhiên, khi chặt xuống thì bên trong thân cây vẫn bình thường.
Cây xà xử cổ thụ gắn liền với bao thế hệ học sinh đã bị chặt bỏ “Hôm qua, Sở GD&ĐT làm việc với Trường THPT Nghi Lộc 2, đề nghị Ban giám hiệu nhà trường kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm. Sau này trường phải có sự bàn bạc, chặt như thế nào, thời điểm nào từ đó rút ra bài học cho nhiều trường học khác. Các trường cần có sự linh hoạt, tính chủ động, chứ không thể thái quá”, ông Hoàn nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 1/6, Sở GD&ĐT Nghệ An có văn bản định hướng các nhà trường chủ động liên hệ, phối hợp với các cơ quan chuyên môn để rà soát toàn bộ cây xanh trong khuôn viên trường; xử lý ngay những cây bị nghiêng, có hiện tượng mối mọt.
Tuy nhiên, Sở lưu ý các trường phải cân nhắc trước khi chặt cây, không chặt cây một cách đồng loạt, máy móc làm ảnh hưởng đến không gian xanh của nhà trường.
Vội vã đốn hạ cây phượng, các hiệu trưởng sợ trách nhiệm?
Nói có thì cần khảo sát đầy đủ. Nhưng, nói không thì không thật, trước hết với chính mình.
">...
【Thế giới】
阅读更多Nhiều trường đại học hỗ trợ 50
Thế giớiTại Trường ĐH Bách khoa Hà Nộihiện có khoảng 300 sinh viên đến từ các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng do lũ lụt. Trước tình hình đó, để góp phần chia sẻ với những khó khăn tới người dân miền Trung, nhà trường quyết định sẽ hỗ trợ 50% học phí học kỳ 1 cho các đối tượng sinh viên này. Tuy nhiên, nhiều sinh viên cho biết, vì gia đình không bị ảnh hưởng nặng do mưa lũ nên các em đã đề nghị tập trung sự hỗ trợ cho các sinh viên khác khó khăn hơn.
Bên cạnh việc hỗ trợ học phí, để góp phần chia sẻ với những khó khăn của người dân miền Trung, trước đó, các cán bộ viên chức công đoàn trường cũng đã triển khai nhiều đợt quyên góp, ủng hộ.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nộicũng đã quyết định hỗ trợ trực tiếp cho các sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, lũ lụt với các mức hỗ trợ tương đương miễn 100% hoặc 50% mức học phí hệ chuẩn học kỳ 1.
Hiện Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đang thống kê sơ bộ số lượng sinh viên có gia đình ở các tỉnh ở khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Nhà trường cũng đã gửi thư điện tử để các em sinh viên đăng ký thông tin.
Theo số liệu thống kê hiện tại, nhà trường có khoảng 100 sinh viên thuộc diện gia đình gặp khó khăn đang bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, lũ lụt.
Còn tại Trường ĐH Thương mại, ban lãnh đạo nhà trường cũng quyết định hỗ trợ mỗi sinh viên miền Trung đang chịu thiệt hại nghiêm trọng bởi lũ lụt với số tiền là 10 triệu đồng.
Nhà trường cho biết, đây là mức hỗ trợ ban đầu của trường với hy vọng có thể giúp các em vượt qua được khó khăn trước mắt. Nhà trường sẽ tiếp tục kêu gọi các hình thức hỗ trợ khác trong thời gian tới để hỗ trợ sinh viên và người dân vùng lũ.
Có hàng trăm sinh viên đến từ các tỉnh miền Trung, Trường ĐH Thủy Lợicũng quyết định sẽ triển khai việc hỗ trợ trực tiếp như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các sinh viên có gia đình chịu ảnh hưởng của thiên tai trong thời gian qua. Ngoài ra, nhà trường cũng triển khai các hoạt động chia sẻ, tổ chức ủng hộ, quyên góp khác nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ, trong đó có gia đình các sinh viên nhà trường.
Trường ĐH Giao thông Vận tảicũng đang rà soát danh sách sinh viên các tỉnh miền Trung đang theo học tại trường để có chính sách hỗ trợ kịp thời. Sau khi có số liệu thống kê, nhà trường sẽ đưa ra phương án hỗ trợ cụ thể để chia sẻ gánh nặng với gia đình sinh viên, động viên tinh thần giúp sinh viên yên tâm học tập.
Một người dân ở Quảng Bình ngồi trên mái nhà chờ ứng cứu. (Ảnh: Trương Thanh Tùng)
Không chỉ tại Hà Nội, nhiều trường đại học khu vực TP.HCM cũng đồng loạt đưa ra chính sách hỗ trợ chi phí cho sinh viên các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng bởi bão lũ.
Mới đây, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCMđã đưa ra thông báo về việc hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt.
Theo đó, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, nhà trường sẽ xem xét giảm 25%, 50% hoặc 100% học phí học kỳ 1. Điều này nhằm động viên kịp thời và tạo điều kiện cho sinh viên an tâm học tập.
TạiTrường ĐH Kinh tế TP.HCM, trước ngày 3/11, nhà trường cũng sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký hỗ trợ của sinh viên có gia đình khó khăn, bị ảnh hưởng trực tiếp do lũ lụt năm nay. Sau đó, nhà trường sẽ xem xét hỗ trợ 50% học phí học kỳ cuối dựa trên mức học phí chương trình đại trà.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCMcũng đang lập danh sách số sinh viên ở các tỉnh miền Trung có gia đình bị thiệt hại do bão lũ để hỗ trợ giảm 50% học phí. Dự kiến, tổng số tiền học phí miễn giảm cho đối tượng này lên đến 3 tỷ đồng.
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCMdự định sẽ hỗ trợ 250 suất học bổng (1 triệu đồng/ suất) cho sinh viên có cha, mẹ hoặc người giám hộ ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt. Thời gian nhà trường nhận nộp hồ sơ đến hết ngày 5/11.
Tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM,nhà trường cũng đã thống kê những tân sinh viên đến từ vùng bị bão lũ bị ảnh hưởng nặng để có phương án hỗ trợ kịp thời. Như mọi năm, trường sẽ hỗ trợ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và học giỏi theo các tiêu chí của nhà tài trợ.
Tuy nhiên năm nay, trong thời điểm này, nhà trường sẽ ưu tiên các sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng bởi bão lụt ở miền Trung trước. Qũy học bổng nhà trường dự kiến sẽ trao cho hai đối tượng này khoảng 700 triệu đồng.
Thúy Nga
Thầy hiệu trưởng lội nước mang cơm cho sinh viên bị cô lập vì mưa lũ
Trong những ngày miền Trung mưa lớn, gây ngập sâu nhiều vùng, hiệu trưởng và nhiều thầy cô giáo của Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế đã chèo đò đến tiếp tế lương thực cho sinh viên đang bị cô lập vì mưa lũ.
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Man City vs Liverpool: Xem trực tiếp ở kênh nào?
- Những điều cha mẹ tuyệt đối không được nói với con
- Cô giáo lặng người khi đọc điều ước cuối năm của học trò nhỏ
- Người nông dân vô tình giúp Bỉ lấn chiếm một phần lãnh thổ Pháp
- Các nước và lãnh thổ chữa khỏi hết cho bệnh nhân Covid
- Hình thể nóng bỏng của người đẹp 18 tuổi đăng quang Miss Earth 2023 ở Việt Nam
最新文章
-
- Trung tá Campuchia dùng súng bắt 2 người Việt thương vong ở An Giang đã bị toà án tuyên 25 năm tù. Ngày 7/3, TAND tỉnh An Giang mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Lay Bun Thy (53 tuổi, Phó đồn Công an cửa khẩu Tham Đưng, huyện Kri Vong, tỉnh Tà Keo, Campuchia, tạm trú huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) về hành vi “Giết người và tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”. Bị cáo Lay Bun Thi bị cáo buộc dùng súng bắn hai người Việt thương vong.
Bị cáo Lay Bun Thy tại phiên toà
Theo cáo trạng, chiều 16/7/2016, Thy lái ôtô từ Campuchia về nhậu với bạn ở quán Hương Xưa (huyện Tịnh Biên). Lúc này, anh Lê Văn Được (43 tuổi) - chủ tiệm vàng ở thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn) và Phạm Văn Quang (34 tuổi, ngụ thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên) cùng nhóm bạn cũng đang nhậu ở bàn kế bên.
Đến 20h cùng ngày, Quang và Được cầm ly bia sang mời Thy uống nhưng ông trung tá này không đồng ý nên dẫn đến cự cãi. Quang và Được bỏ về bàn nhậu của mình. Sau đó, Quang lớn tiếng nói với Được: “Nó mới bị đánh bể đầu mà chưa sợ, bữa nay không cho nó về”.
Nghe vậy, Thy nghĩ Quang là người đã tổ chức đánh mình trước đó nên tức giận chạy về nhà (đối diện quán nhậu) lấy khẩu súng K59 và 8 viên đạn mang qua quán nhậu. Thy đi thẳng đến chỗ Quang đang ngồi và hỏi nhiều lần có phải thanh niên này đánh mình hay không?.
Khi Quang vừa trả lời "đúng vậy", Thy rút súng bắn 1 phát trúng vào vùng miệng của Quang. Thy tiếp tục bắn 1 phát nữa về phía Quang nhưng không trúng. Anh Được ngồi kế bị Thy dùng súng bắn thẳng vào đầu 1 phát. Sau đó, Thy bắn tiếp 1 phát nạn nữa xuyên vào phía sau bả vai phải của anh Được.
Sau khi gây án, Thy mang khẩu súng về nhà lắp lại hộp đạn rồi đi ngủ, chờ đến sáng hôm sau ra đầu thú.
Hai nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tịnh Biên. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng nên anh Được đã tử vong.
Còn anh Quang được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật lấy đầu đạn ở vùng cổ, sức khỏe đã bình phục.
Khám xét nhà của Thy, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang thu giữ 2 khẩu súng quân dụng loại K59 và CZ cùng nhiều viên đạn các loại do trung tá này mang trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.
Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định Thy đã nhiễm HIV giai đoạn 1. Ngoài ra, kết quả giám định của cơ quan chức năng cũng cho biết, trước, trong và sau khi gây án bị cáo Thy có biểu biện bị bệnh lý tâm thần và tress nặng.
Sau 1 ngày xét xử, TAND tỉnh An Giang tuyên phạt bị cáo Lay Bun Thy 25 năm tù giam vì hai tội giết người và tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng. Đồng thời, HĐXX cũng buộc bị cáo Thy bồi thường cho gia đình nạn nhân 242 triệu đồng và cấp dưỡng cho con trai bị hại đến lúc trưởng thành.
Trung tá Campuchia bắn chết chủ tiệm vàng bị khởi tố
Trung tá Campuchia dùng súng bắn hai người Việt thương vong đã bị khởi tố 3 tội danh.
" alt="Trung tá Campuchia bắn 2 người Việt bị phạt 25 năm tù">Trung tá Campuchia bắn 2 người Việt bị phạt 25 năm tù
-
- Bạn có tin rằng mỡ lâu ngày dày cỡ nào cũng biến mất sau 5 ngày mà chẳng hại sức khỏe chỉ với những cách giảm cân rất đơn giản sau đây?6 thực phẩm vàng giúp bạn giảm cân hiệu quả" alt="Mỡ biến mất sau 5 ngày nhờ giảm cân đúng cách"> Mỡ biến mất sau 5 ngày nhờ giảm cân đúng cách
-
Ngày 15/11, STEAM for Vietnam Foundation, IBM Vietnam và Viện Công nghệ Thông tin và truyền thông – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội sẽ tổ chức workshop trực tuyến miễn phí mang tên “Làm quen với lập trình Robot và Trí tuệ Nhân tạo cùng IBM TJBot”dành cho thầy cô giáo tại các trường THCS và THPT trên toàn quốc. Giáo viên khi tham gia sẽ được làm quen với robotics thông qua TJBot của IBM; các dịch vụ điện toán AI thông minh của IBM Watson như phiên dịch giữa các ngôn ngữ, nhận dạng tiếng nói và nhận định cảm xúc.
Các giáo viên sẽ đăng ký theo đội hai người và cùng nhau hợp tác lắp ráp các linh kiện rời thành TJBot, lập trình điều khiển TJBot và kết nối với các dịch vụ điện toán đám mây trí tuệ nhân tạo IBM Watson.
Các đội được lựa chọn tham gia workshop sẽ được nhận một bộ linh kiện TJBot miễn phí do IBM Vietnam và STEAM for Vietnam tài trợ. Đồng thời, giáo viên khi tham gia cũng sẽ được hướng dẫn xây dựng giáo trình đào tạo trí tuệ nhân tạo dành cho học sinh phổ thông.
Đội ngũ giảng viên của workshop là những người giàu kinh nghiệm, làm việc về AI và Robotics trong những công ty công nghệ hàng đầu ở Silicon Valley và Việt Nam, đồng thời đều có niềm đam mê mang giáo dục STEAM đẳng cấp quốc tế về cho người Việt. Chương trình hoàn toàn miễn phí.
Workshop sẽ được tổ chức trực tuyến qua Zoom với thời gian nhận đơn đăng ký đến hết ngày 6/11.
Thời Vũ
Chuyên gia công nghệ mang STEAM đẳng cấp quốc tế cho trẻ em Việt
Đội ngũ những người Việt là chuyên gia trong lĩnh vực STEAM đã cùng quy tụ, mở trại hè miễn phí cho các em nhỏ trong độ tuổi từ 8 đến 16 và những ai lần đầu tiên học lập trình ở Việt Nam.
" alt="Chuyên gia đào tạo miễn phí về lập trình robot cho giáo viên">Chuyên gia đào tạo miễn phí về lập trình robot cho giáo viên
-
Nghị định này áp dụng đối với sinh viên học trình độ ĐH, CĐ các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy và sinh viên học văn bằng thứ 2 theo hình thức đào tạo chính quy trình độ ĐH, CĐ các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ 1 đạt loại giỏi. Không áp dụng đối với giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng trình độ chuẩn được đào tạo.
Ngoài tiền học phí, sinh viên sư phạm còn được hỗ trợ phí sinh hoạt
Nghị định cũng nêu rõ chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt.
Cụ thể, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học.
Cùng đó, sinh viên sư phạm còn được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.
Ảnh minh họa: Thanh Tùng Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi cho giáo dục, đào tạo tại các địa phương, bộ, ngành theo các quy định hiện hành.
Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu chi trả trực tiếp cho cơ sở đào tạo giáo viên kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt của sinh viên sư phạm theo cơ chế Nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đối với các sinh viên sư phạm thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
Đối với kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm trong chỉ tiêu Bộ GD-ĐT tạo thông báo nhưng không thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu, được bố trí trong dự toán hàng năm của cơ sở đào tạo giáo viên được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Cơ sở đào tạo giáo viên có trách nhiệm chi trả tiền hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm thông qua tài khoản tiền gửi của sinh viên tại ngân hàng.
Nghị định cũng đưa ra mức bồi hoàn kinh phí hỗ trợ.
Cụ thể, đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
- Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp (1).
- Hoặc sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác tối thiểu gấp 2 lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng (2).
- Hoặc sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học (3).
Các đối tượng không phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
- Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp, sinh viên sư phạm công tác trong ngành giáo dục và có thời gian công tác tối thiểu gấp 2 lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng.
- Hoặc sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp đang công tác trong ngành giáo dục, dù chưa đủ thời gian theo quy định, nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động bố trí công tác ngoài ngành giáo dục.
- Hoặc sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp tiếp tục được cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu cử đi đào tạo giáo viên trình độ cao hơn và tiếp tục công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian tối thiểu gấp 2 lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng.
Sinh viên sư phạm nghỉ học tạm thời, bị đình chỉ học tập tạm thời sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời gian nghỉ học hoặc bị đình chỉ học.
Sinh viên sư phạm dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban (không quá một lần) hoặc dừng học vì lý do khác không do kỷ luật hoặc tự thôi học, được cơ sở đào tạo giáo viên xem xét cho tiếp tục học tập theo quy định, thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị định này nhưng thời gian hưởng không vượt quá thời gian tối đa hoàn thành chương trình đào tạo.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Về thủ tục đăng ký hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển, sinh viên sư phạm nộp Đơn đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có).
Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu xây dựng tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm đã trúng tuyển, phối hợp với cơ sở đào tạo giáo viên xét chọn bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc nhận đơn đăng ký, cơ sở đào tạo giáo viên thống nhất với cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để xác nhận và thông báo cho sinh viên sư phạm được hưởng chính sách hỗ trợ thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và xét duyệt các đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm trong phạm vi chỉ tiêu Bộ GD-ĐT thông báo và không thuộc chỉ tiêu đặt hàng.
Cách tính chi phí bồi hoàn
Chi phí bồi hoàn bao gồm kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người học.
Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm (1) và điểm (3) ở trên phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm (2) phải bồi hoàn một phần kinh phí hỗ trợ. Cách tính chi phí bồi hoàn theo công thức sau:
S = (F / T1) x (T1 -T2)
Trong đó:
- S là chi phí bồi hoàn;
- F là khoản học phí và chi phí sinh hoạt được nhà nước hỗ trợ;
- T1 là tổng thời gian làm việc trong ngành giáo dục theo quy định tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã làm việc trong ngành giáo dục được tính bằng số tháng làm tròn.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sinh viên hoặc gia đình phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn để làm thủ tục bồi hoàn.
Thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tối đa là 4 năm, kể từ khi sinh viên sư phạm nhận được thông báo bồi hoàn kinh phí.
Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.
Sinh viên sư phạm hoặc gia đình không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020 và áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021 - 2022.
Sinh viên sư phạm đã trúng tuyển và đào tạo từ năm học 2020 - 2021 trở về trước thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 86 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 cho đến khi tốt nghiệp.
Thanh Hùng
SV Sư phạm không vào diện 'đặt hàng' có được hỗ trợ 3,63 triệu/tháng?
Nhiều sinh viên dự kiến vào các ngành sư phạm băn khoăn về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
" alt="Chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn cho sinh viên sư phạm">Chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn cho sinh viên sư phạm
-
Giới xe ôm công nghệ bị ảnh hưởng thu nhập do dịch bệnh. (Ảnh: Thu Vân)
Trưa 20/7, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, nói với ICTnews rằng đề xuất vẫn đang được thành phố xem xét.
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đang lên danh sách, rà soát các đối tượng trong nhóm được đề xuất để hỗ trợ trong trường hợp được thành phố đồng ý.
Anh Cường, tài xế GrabBike (Q.12) cho biết đã được khu phố đến lấy thông tin. “Bây giờ thành phố hỗ trợ 500 ngàn, 1 triệu đồng cũng đỡ được phần nào. Mua được ít gạo, mắm muối, dầu ăn. Đỡ khoản nào hay khoản ấy”, anh Cường nói với ICTnews.
Trong giai đoạn dịch, vợ anh Cường phải nghỉ ở nhà, anh trở thành lao động chính nuôi 4 miệng ăn. Mỗi ngày anh phải cố gắng kiếm được 300-400 ngàn để đủ trang trải. “Bây giờ được 100 ngàn đồng thôi cũng quý rồi”, ông bố hai con chia sẻ. Tuy vậy, anh rất lạc quan vì vẫn còn ra đường kiếm sống được. “Chứ nhiều người ngồi nhà, chết đói!”, anh tâm sự.
Tài xế Dương Tuấn Anh nghỉ làm gần một tuần nay. “Mỗi ngày mấy ngàn ca nhiễm, ra đường cũng sợ anh ạ”, Tuấn Anh nói. Tuấn Anh chuẩn bị ra xe trở lại từ sáng nay nhưng lại gặp đúng hôm Sài Gòn mưa nên công việc chưa thuận lợi.
Trước khi TP.HCM giãn cách, tài xế này vẫn kết hợp chở người và vận chuyển đồ ăn, giao hàng. Sau khi thành phố gia tăng ca nhiễm, anh chủ động tắt dịch vụ chở người để đảm bảo an toàn. Thu nhập có giảm nhưng vẫn không ảnh hưởng lắm đến cuộc sống độc thân.
“Nếu được thành phố hỗ trợ đợt này thì cũng đỡ được tiền trọ anh ạ”, Tuấn Anh thừa nhận.
Đang dừng nghỉ giữa cuốc giao hàng, tài xế Bùi Quốc Anh trả lời điện thoại cho hay các đơn giao hàng gần đây không ổn định, có ngày cao ngày thấp. Thu nhập trung bình giảm do không còn được chở người.
Ở khu phố nơi anh Quốc Anh ở, một số người dân thuộc ngành nghề khác đã nhận được hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi Covid-19. “Có đọc báo thấy được đề xuất hỗ trợ nhưng chưa thấy tổ khu phố vào thống kê”, anh Quốc Anh cho biết.
“Thành phố hỗ trợ được bao nhiêu quý bấy nhiêu. Thời buổi này có chút tiền trang trải cũng đỡ lắm”, anh Quốc Anh nói thêm.
Theo thống kê, trên toàn địa bàn TP.HCM có khoảng 170.000 xe ôm công nghệ đang hoạt động. Ở các ứng dụng như Grab, Now, Gojek, tài xế vẫn có thể tiếp tục hoạt động chở hàng hoá, giao hàng thiết yếu. Riêng ứng dụng như Baemin chỉ giao đồ ăn nên tài xế phải nghỉ ở nhà.
Trong các nghề nghiệp được đề xuất bổ sung hỗ trợ đợt này, ngoài xe ôm công nghệ còn có một số công việc như bảo mẫu, giúp việc, bảo vệ, giữ xe, rửa xe, sửa xe, bán báo, đánh giày, bán hàng thuê, thợ hồ, thợ sơn, thợ mộc, tài xế, phụ xe, lơ xe,...
Theo Sở LĐ-TB&XH, nhiều lao động tự do (khoảng 27.000 người) đang có đời sống khó khăn, nằm ngoài 6 nhóm đã xác định. Do đó, Sở đề xuất thành phố dùng Quỹ phòng chống dịch Covid-19 để hỗ trợ nhóm này. Nếu đề xuất được thông qua, dự kiến những người lao động sẽ nhận được trợ giúp từ ngày 25/7.
Từ ngày 5/7 đến 19/7, có gần 236.000 trên tổng số 237.500 lao động tự do đã nhận hỗ trợ. Như vậy, có gần 100% lao động tự do của TP.HCM được trợ giúp trong đợt này.
Hải Đăng
Tài xế công nghệ tại TP.HCM: Người nghỉ việc, người làm không xuể
Ngày đầu tiên TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16, một số tài xế công nghệ phải nghỉ chạy, trong khi một số khác nhận đơn tăng đột biến. Tuy nhiên, hầu hết đều thừa nhận đang gặp khó khăn.
" alt="Tài xế công nghệ: “Giờ được hỗ trợ 100 ngàn cũng quý”">Tài xế công nghệ: “Giờ được hỗ trợ 100 ngàn cũng quý”
-
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu Chủ tịch UBND quận Ba Đình căn cứ kết quả kiểm tra, rà soát của liên ngành khẩn trương ban hành quyết định cưỡng chế, thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Ngày 5/1, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng về việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực, quận Ba Đình.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu Chủ tịch UBND quận Ba Đình căn cứ kết quả kiểm tra, rà soát của liên ngành khẩn trương ban hành quyết định cưỡng chế, thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Dự án 8B Lê Trực xây vượt 16m chiều cao, tăng hàng nghìn m2 diện tích sàn Ông Hùng cũng chỉ đạo chủ tịch UBND quận Ba Đình tổ thức thực hiện xử lý nghiêm công trình vi phạm trật tự xây dựng tại địa chỉ số 8B Lê Trực theo đúng thẩm quyền, báo cáo kết quả về UBND thành phố trước ngày 10-1.
Trước đó, Sở Xây dựng đã phối hợp với UBND phường Điện Biên, đội thanh tra xây dựng quận Ba Đình kiểm tra hiện trường xử lý tháo dỡ phần công trình vi phạm trật tự xây dựng của chủ đầu tư.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, tiến độ khắc phục vi phạm của chủ đầu tư còn chậm, không đảm bảo yêu cầu. Trung bình phá dỡ khoảng 10-15m2/ngày tổng diện tích phá dỡ sàn mái tum chỉ 120 m2/ tuần.
UBND quận Ba Đình chưa ban hành Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, vi phạm hành chính theo thẩm quyền và quy định; chưa làm việc với chủ đầu tư để đôn đốc, làm rõ về tiến độ tháo dỡ của chủ đầu tư.
Từ những cơ sở trên, Sở Xây dựng để nghị TP chỉ đạo UBND quận Ba Đình: Ban hành Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; chỉ đạo phòng ban chức năng của quận có ý kiến về thời gian, tiến độ thực hiện phá dỡ của chủ đầu tư đối với cả 2 giai đoạn.
Sở Xây dựng cũng kiến nghị UBND TP chỉ đạo UBND quận Ba Đình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện cưỡng chế, phá dỡ giai đoạn 1 (tum, thang + tầng 19)theo phương án giải pháp phá dỡ chủ đầu tư đã nộp tại phòng quản lý đô thị quận. Tổ chức thực hiện lập, phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ công trình vi phạm đối với giai đoạn 2 theo hướng dẫn của Sở.
Theo kết quả kiểm tra của liên ngành thành phố Hà Nội, công trình 8B Lê Trực có nhiều sai phạm. Theo giấy phép, công trình cao đến đỉnh tum thang là 53 m, nhưng đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000m2, tăng trên 6.000m2 so với giấy phép.
Từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36m so với khối đế, song chủ đầu tư không thực hiện (đã xây thẳng đến mái).
Phần giật cấp đầu hồi phía đông theo thiết kế từ độ cao 44m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50m, công trình giật cấp tiếp thêm 5,3m về phía tây nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn.
Hồng Khanh
Nhà 8B Lê Trực: 20 ngày chỉ phá dỡ được 50m2" alt="Hà Nội yêu cầu cưỡng chế phần sai phạm nhà 8B Lê Trực">Hà Nội yêu cầu cưỡng chế phần sai phạm nhà 8B Lê Trực